Kỹ năng xét xử các vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015” của TS Phạm Minh Tuyên – Chánh án TAND tỉnh Bắc Ninh

TS Phạm Minh Tuyên
Thanh niên
630 trang
16 x 24
Bìa cứng
2018
Còn hàng

Giá KM: 250,000 đ (Đã bao gồm VAT)

Mã sản phẩm: AM: 2018

Lượt xem: 14512 (lượt)

Mua ngay

Nhập số điện thoại nhận tư vấn

Kỹ năng xét xử các vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015” của TS Phạm Minh Tuyên – Chánh án TAND tỉnh Bắc Ninh – Thành viên Hội đồng khoa học Tòa án nhân dân tối cao, đây là tài liệu hữu ích cho các Thẩm phán và Thư ký nghiên cứu và vận dụng vào thực tiễn công việc. Là nguồn tài liệu tham khảo  thiết thực cho những người làm công tác pháp luật cũng như công chúng quan tâm đến các hoạt  động tố tụng của hệ thống Tòa án”.

Nội dung cuốn sách gồm các phần sau:

Phần 1, là “Xét xử  vụ án hình sự (VAHS) sơ thẩm”, với các nội dung chi tiết từ Nhận hồ sơ và thụ lý VAHS; Giải quyết những tình huống phát sinh khi thụ lý hồ sơ VAHS.

Ở khâu “Chuẩn bị xét xử”, tác giả cung cấp các nội dung về Những vấn đề chung về nghiên cứu hồ sơ VAHS, trong đó phân tích khái niệm hồ sơ VAHS; mục đích, yêu cầu, nội dung nghiên cứu hồ sơ VAHS; kỹ năng nghiên cứu hồ sơ và những vấn đề cần làm trong thời hạn chuẩn bị xét xử như: Gia hạn chuẩn bị xét xử; Áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; Ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung, tác giả phân tích và nêu rõ những căn cứ cần hết sức lưu ý theo quy định của khoản 1 Điều 280 BLTTHS… Những tình huống thường gặp khi nghiên cứu hồ sơ VAHS như xác định thẩm quyền xét xử, trả hồ sơ điều tra bổ sung; trích tiểu hồ sơ và kế hoạch xét hỏi.

Phần 2, về “Phiên tòa hình sự” nêu rõ những công việc chuẩn bị để HĐXX vào phòng xử án, Thủ tục bắt đầu phiên tòa, Xét hỏi, Kỹ năng điều khiển tranh luận tại phiên tòa, Nghị án và tuyên án. Tác giả hướng dẫn rất chi tiết, ví dụ khai mạc phiên tòa: Khi HĐXX vào phòng xử án, Thư ký yêu cầu tất cả mọi người có  mặt trong phòng xử án đứng dậy. “ Lưu ý: Về tác phong, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa cần quan sát tòan bộ phòng xử án rồi mới khai mạc phiên tòa, sau đó mời mọi người ngồi xuống. Tránh trường hợp Thẩm phán chủ tọa phiên tòa vào chưa nhìn ai cả đã khai mạc rồi mời mọi người ngồi xuống, như vậy sẽ mất  đi tính uy nghiêm của phiên tòa”.

Hay điều khiển phần tranh luận, tác giả lưu ý: “Nếu có nhiều luật sư cùng bào chữa cho một bị cáo thì họ thường phân công ai bào chữa trước, ai bào chữa sau, HĐXX nên chấp nhận sự phân công của họ. Nếu vụ án có nhiều bị cáo, có nhiều luật sư thì việc yêu cầu ai bào chữa trước, ai bào chữa sau do Chủ tọa phiên tòa quyết định. Nên để cho tất cả người bào chữa trình bày hết lời bào chữa cho tất cả các bị cáo, sau đó Chủ tọa phiên tòa hỏi từng bị cáo xem họ có bổ sung gì không”.

Phần 3, hướng dẫn “Đề cương điều khiển phiên tòa và cách viết bản án hình sự”. Đây là phần có những hướng dẫn đến từng chi tiết cụ  thể như Thư ký bấm chuông mời HĐXX vào phòng xử án, HĐXX vào phòng xử án nhưng lưu ý “nên nhắc Kiểm sát viên phải vào trước, chứ không cùng vào với HĐXX”.

Phần 4, là “Xét xử vụ án hình sự theo trình tự phúc thẩm” giới thiệu các nội dung cần thiết mà Thẩm phán, Thư ký phải nắm vững như đặc trưng, tính chất, phạm vi, thời hạn xét xử phúc thẩm; Những công việc chuẩn bị; Kỹ năng điều hành phiên tòa phúc thẩm từ thủ tục bắt đầu phiên tòa, kỹ năng xét hỏi, điều khiển tranh tụng tại phiên tòa, nghị án, tuyên án. Trong đó, tác giả có chia sẻ những kinh nghiệm rất bổ ích, ví dụ: “Trường hợp tại phiên tòa sơ thẩm bị cáo có thái độ khai báo quanh co, chối tội, thì Thẩm phán nên bắt đầu hỏi các bị cáo khai báo thành khẩn trước; trong quá trình xét hỏi nên sử dụng lời khai của bị cáo này để đấu tranh với bị cáo kia và trích lời khai của bị cáo tại cơ quan điều tra để buộc bị cáo phải chứng minh lời khai của mình là đúng hay không đúng và có liên quan đến nội dung kháng cáo hay không”.

Phần 5, tác giả giới thiệu và bình luận một số vấn đề sửa đổi, bổ sung của BLTTHS năm 2105 và bàn về cơ sở lý luận của chứng cứ.

Phần 6, nội dung rất sinh động, phản ánh về một số vụ án có sai sót về tội danh, về thủ tục tố tụng cần rút kinh nghiệm. Trong đó tác giả nêu 25 vụ án cụ thể, chỉ ra những sai sót và kinh nghiệm được rút ra từ từng vụ án.

Phần 7, là “Một số vướng mắc khi áp dụng các quy định của BLHS trong thực tiễn xét xử”. Trong đó có các nội dung như: Về tình tiết phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng; Về việc áp dụng tình tiết “tự thú” và “đầu thú” trong thực tiễn xét xử; Về vấn đề áp dụng Điều 54 BLHS khi quyết định hình phạt tù đối với người phạm tội; Một số bất cập và những kiến nghị đối với quy định của BLHS về các tội phạm ma túy theo quy định pháp luật hiện hành; Những vướng mắc, bất cập đối với vấn đề chuyển hóa từ tội cướp giật tài sản sang cướp tài sản; Một số vấn đề về án treo từ thực tiễn thi hành Nghị quyết 01/2013 của HĐTP TANDTC; Thực trạng mua bán người, mua bán trẻ em và một số vướng mắc và kiến nghị

Sản phẩm khác

facebook
zalo chat