Bình luận Bộ luật Hình sự năm 2015 Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình

Đinh Văn Quế (Biên soạn)
Thông Tin và Truyền Thông
452 Trang
16 x 24
Bìa mềm
2019
Còn hàng

Giá KM: 270,000 đ (Đã bao gồm VAT)

Giá Bìa: 300,000 đ - Tiết kiệm: 30,000 ₫ ( -10% )

Mã sản phẩm: MA 2019

Lượt xem: 18491 (lượt)

Mua ngay

Nhập số điện thoại nhận tư vấn

Trong cuộc sống, không phải bao giờ cũng tròn xoe như quy định của pháp luật. Nhiều trường hợp đi đường bị cướp giật thì người bị giật chỉ hô: cướp! cướp! Chỉ khi mọi người hỏi thì bị hại mới nói: “Nó giật mất túi xách của tôi”. Kẻ có hành vi gian dối để chiếm đoạt tiền sau khi đã vay được một cách hợp pháp thì bị hại cho rằng mình bị lừa đảo; kẻ trộm vào nhà bị chủ nhà đuổi bắt cũng chỉ hô “cướp”, chứ ít ai hô “trộm”! Nhiều người nhặt được của rơi đem nộp cho công an, nhưng nhiều người chiếm làm của riêng hoặc bắt chủ sở hữu phải “chuộc”. Có người mượn xe của người quen, rồi nhân tiện chở khách kiếm tiền, nói là mượn một ngày nhưng một tuần sau mới trả. Có kẻ quá khích đã đập phá tài sản của người khác làm cho tài sản bị hư hỏng hoặc không dùng được nữa. Có người vì thiếu trách nhiệm nên đã gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhưng lại cho rằng mình đã làm hết trách nhiệm…
Trong quan hệ hôn nhân, nhiều hành vi pháp luật quy định là tội phạm nhưng người phạm tội thì cho rằng đó là phong tục, tập quán! Trong gia đình, chuyện chồng đánh vợ, bố mẹ đánh con cái, thậm chí con cái đánh cả cha, mẹ, ông bà nhưng họ cho rằng đó là chuyện “nội bộ” của gia đình. Có người trốn ra nước ngoài đẻ thuê, mang tiền về nuôi con và phụng dưỡng cha mẹ vì họ nghĩ rằng “cực chẳng đã” chứ họ không muốn làm như vậy…
Kể từ ngày 01-01-2018, các hành vi nói trên, nếu đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì sẽ bị xử lý theo quy định tại Chương XVI (Các tội xâm phạm sở hữu) và Chương XVII (Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình) được quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Trên thực tế, nhận thức về pháp luật nói chung, nhất là pháp luật về hình sự của nhiều người còn hạn chế; các cơ quan tiến hành tố tụng ở nhiều nơi còn chưa thống nhất nên nhiều vụ án kéo dài, phải điều tra lại nhiều lần, gây nghi ngờ và bức xúc cho dư luận. Mặt khác, các tội xâm phạm sở hữu, cũng như các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình của Bộ luật Hình sự năm 2015 có nhiều điểm mới so với Bộ luật Hình sự năm 1999. Vì vậy, việc hiểu và áp dụng các quy định đối với các tội phạm này tại Chương XVI và Chương XVII của Bộ luật Hình sự năm 2015 trong việc đấu tranh và phòng ngừa tội phạm là rất quan trọng.
Tiếp theo các cuốn: “Bình luận Bộ luật Hình sự năm 2015 (Phần thứ hai - Các tội phạm), Chương XIV: Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người”; “Bình luận Bộ luật Hình sự năm 2015 (Phần thứ hai - Các tội phạm), Chương XV: Các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của công dân; Chương XXIII: Các tội phạm về chức vụ”, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông phối hợp với tác giả Đinh Văn Quế cho ra mắt cuốn sách

Bình luận Bộ luật Hình sự năm 2015 (Phần thứ hai - Các tội phạm), Chương XVI: Các tội xâm phạm sở hữu; Chương XVII: Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình”.

Dựa vào các quy định của Chương XVI và Chương XVII, đối chiếu với thực tiễn, tác giả đã giải thích một cách khoa học về các dấu hiệu cấu thành các tội xâm phạm xâm phạm sở hữu, các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình, đồng thời nêu ra một số vấn đề vướng mắc trong thực tiễn áp dụng cần tiếp tục hoàn thiện.
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách này đến tất cả bạn đọc!
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ nhân viên tư vấn để được chế độ ưu đãi:
Sách có độ dày 452 trang, Khổ 16 x 24 Giá phát hành 300,000đ/1 quyển 
Điện thoại:  0989.147 555 - Zalo: 0989.147 555
Website: sachphapluat.com  Email: sachluatmoi@gmail.com 

MỤC LỤC 

 Lời nói đầu 7 Chương XVI: CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU 11 Điều 168. Tội cướp tài sản 11 A. Những dấu hiệu cơ bản của tội phạm 13 B. Các trường hợp phạm tội cụ thể 30 Điều 169. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản 79 A. Những dấu hiệu cơ bản của tội phạm 80 B. Các trường hợp phạm tội cụ thể 88 Điều 170. Tội cưỡng đoạt tài sản 117 A. Những dấu hiệu cơ bản của tội phạm 120 B. Các trường hợp phạm tội cụ thể 130 Điều 171. Tội cướp giật tài sản 145 A. Những dấu hiệu cơ bản của tội phạm 147 B. Các trường hợp phạm tội cụ thể 156 Điều 172. Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản 178 A. Những dấu hiệu cơ bản của tội phạm 181 B. Các trường hợp phạm tội cụ thể 191 Điều 173. Tội trộm cắp tài sản 206 A. Những dấu hiệu cơ bản của tội phạm 209 B. Các trường hợp phạm tội cụ thể 217 Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản 239 A. Những dấu hiệu cơ bản của tội phạm 242 B. Các trường hợp phạm tội cụ thể 251 
 Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 267 A. Những dấu hiệu cơ bản của tội phạm 271 B. Các trường hợp phạm tội cụ thể 283 Điều 176. Tội chiếm giữ trái phép tài sản 299 A. Những dấu hiệu cơ bản của tội phạm 301 B. Các trường hợp phạm tội cụ thể 306 Điều 177. Tội sử dụng trái phép tài sản 311 A. Những dấu hiệu cơ bản của tội phạm 313 B. Các trường hợp phạm tội cụ thể 318 Điều 178. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản 327 A. Những dấu hiệu cơ bản của tội phạm 329 B. Các trường hợp phạm tội cụ thể 336 Điều 179. Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp 349 A. Những dấu hiệu cơ bản của tội phạm 353 B. Các trường hợp phạm tội cụ thể 359 Điều 180. Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản 365 A. Những dấu hiệu cơ bản của tội phạm 367 B. Các trường hợp phạm tội cụ thể 370 Chương XVII: CÁC TỘI XÂM PHẠM CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH 373 Điều 181. Tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện 373 A. Những dấu hiệu cơ bản của tội phạm 375 B. Các trường hợp phạm tội cụ thể 383 Điều 182. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng 384 A. Những dấu hiệu cơ bản của tội phạm 386 B. Các trường hợp phạm tội cụ thể 394 
 Điều 183. Tội tổ chức tảo hôn 396 A. Những dấu hiệu cơ bản của tội phạm 397 B. Các trường hợp phạm tội cụ thể 402 Điều 184. Tội loạn luân 403 A. Những dấu hiệu cơ bản của tội phạm 405 B. Các trường hợp phạm tội cụ thể 409 Điều 185. Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình 410 A. Những dấu hiệu cơ bản của tội phạm 413 B. Các trường hợp phạm tội cụ thể 420 Điều 186. Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng 429 A. Những dấu hiệu cơ bản của tội phạm 430 B. Các trường hợp phạm tội cụ thể 436 Điều 187. Tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại 437 A. Những dấu hiệu cơ bản của tội phạm 441 B. Các trường hợp phạm tội cụ thể 445 

TÀI LIỆU THAM KHẢO TRỌN BỘ CỦA TÁC GIẢ 
Bình luận Bộ luật Hình sự năm 2015 (Phần thứ hai - Các tội phạm), Chương XVIII, Mục 3: Các tội phạm khác xâm phạm trật tự quản lý kinh tế 
Bình luận Bộ luật Hình sự năm 2015 (Phần thứ hai - Các tội phạm), Chương XIX, Mục 2: Các tội phạm về môi trường
Bình luận Bộ luật Hình sự năm 2015 (Phần thứ hai - Các tội phạm), Chương XVIII, Mục 2: Các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm
Bình luận Bộ luật Hình sự năm 2015 (Phần thứ hai - Các tội phạm), Chương XVIII: Mục 1 - Các tội xâm phạm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh
Bình luận Bộ luật Hình sự năm 2015 (Phần thứ hai - Các tội phạm), Chương XXIV: Các tội xâm phạm về ma túy  
Bình luận Bộ luật Hình sự năm 2015 (Phần thứ hai - Các tội phạm), Chương XX: Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp 

Bình luận Bộ luật Hình sự năm 2015 (Phần thứ hai - Các tội phạm), Chương XXI Mục 1: Các tội xâm phạm an toàn giao thông
Bình luận Bộ luật Hình sự năm 2015 (Phần thứ hai - Các tội phạm), Chương XVI: Các tội xâm phạm sở hữu, Chương XVII. Các tội phạm chế độ hôn nhân gia đình
Bình luận Bộ luật Hình sự năm 2015 (Phần thứ hai - Các tội phạm), Chương XIV: Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người 
Bình luận Bộ luật Hình sự năm 2015 – Phần thứ nhất của Thạc sỹ Đinh Văn Quế
Chuyện pháp đình (Bình luận án) Thạc sỹ Đinh Văn Quế

 


 

 

Sản phẩm khác

facebook
zalo chat