Sản Phẩm

Chỉ dẫn, tra cứu áp dụng Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015

TS. Trần Văn Hà - Ths. Phan Thị Thu Hà (Đồng chủ biên)
Thông Tin và Truyền Thông

Số trang: 528 trang  

Kích thước: 19x27 cm

Hình thức bìa: Bìa mềm

Năm xuất bản: 2019

Tình trang: Còn hàng

 

Giá KM: 304.000 đ (Đã bao gồm VAT)

Giá Bìa: 380.000 đ - Tiết kiệm: 76.000 ₫ ( -20% )

Mã sản phẩm: MA: 2019

Lượt xem: 19773 (lượt)

Mua ngay

Nhập số điện thoại nhận tư vấn

 Chỉ dẫn, tra cứu áp dụng Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015

Ngày 25/11/2015, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII đã thông qua Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016. Đây là một trong những đạo luật quan trọng về hoạt động tố tụng theo tinh thần Hiến pháp năm 2013. Hoạt động tố tụng dân sự tại Tòa án là hoạt động phức tạp, được tiến hành với nhiều chủ thể liên quan như Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Luật sư… và theo một trình tự, thủ tục nghiêm ngặt. 

     Để giúp các cơ quan, tổ chức, cá nhân quan tâm tới hoạt động tố tụng dân sự tại Tòa án có thể dễ dàng hiểu, tra cứu, áp dụng các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015; trong từng điều chúng tôi có chỉ dẫn bên dưới (được in nghiêng) để tiện tra cứu, áp dụng. Nhóm tác giả của Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học – Tòa án nhân dân tối cao đã tập hợp, chỉ dẫn những văn bản pháp luật liên quan, những văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật, văn bản trao đổi nghiệp vụ, án lệ để xây dựng cuốn sách:

Chỉ dẫn, tra cứu áp dụng Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

NO PHOTO

    Cuốn sách được nhóm tác giả biên soạn dựa vào những kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình công tác. Chúng tôi hi vọng cuốn sách sẽ là công cụ tra cứu hữu ích, tập hợp được đầy đủ những quy định liên quan để bạn đọc hiểu rõ những quy định của Bộ luật, có được thông tin bao quát về tố tụng dân sự cũng như những chỉ dẫn áp dụng những điều luật cụ thể; đồng thời, cuốn sách cũng là nguồn tham khảo cho hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Nhóm tác giả trân trọng giới thiệu cuốn sách với bạn đọc và mong nhận được ý kiến góp ý của các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà hoạt động thực tiễn để cuốn sách được hoàn thiện hơn trong lần tái bản tiếp theo.

Xin trân trọng cảm ơn.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

   Cuốn sách được biên soạn chỉ dẫn theo Điều luật. Nội dung của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 được trình bày cỡ chữ 14 và không nghiêng. Nội dung chỉ dẫn được trình bày cỡ chữ 13, nghiêng.  Khi chỉ dẫn Điều 5 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, cuốn sách ghi: “Tòa án nhân dân tối cao (2017), Giải đáp số 01/2017/GĐ-TANDTC ngày 07/4/2017 giải đáp một số vấn đề nghiệp vụ (xem khoản 2 Điều 217)”. Nội dung “xem khoản 2 Điều 217” thì bạn đọc sẽ mở nội dung khoản 2 Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và sẽ thấy tại khoản 2 Điều 217 có nội dung chỉ dẫn như sau:  “Tòa án nhân dân tối cao (2017), Giải đáp số 01/2017/GĐ-TANDTC ngày 07/4/2017 giải đáp một số vấn đề nghiệp vụ …7. Đề nghị hướng dẫn việc thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện trước khi mở phiên tòa như thế nào? Trường hợp nào thì Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận việc thay đổi, bổ sung đó? Việc thay đổi địa vị tố tụng trước khi mở phiên tòa trong trường hợp nguyên đơn rút yêu cầu khởi kiện và bị đơn có yêu cầu phản tố?  Theo quy định tại Điều 5, khoản 4 Điều 70, khoản 2 Điều 71, khoản 3 Điều 200, khoản 2 Điều 210, Điều 243 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì: - Tòa án chấp nhận việc nguyên đơn thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện nếu việc thay đổi, bổ sung được thực hiện trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.  - Tại phiên họp và sau phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải thì Tòa án chỉ chấp nhận việc đương sự thay đổi yêu cầu khởi kiện nếu việc thay đổi yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi khởi kiện ban đầu. Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện nhưng bị đơn không rút hoặc chỉ rút một phần yêu cầu phản tố thì Tòa án ra quyết định đình chỉ đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn và trong quyết định đó phải thể hiện rõ việc thay đổi địa vị tố tụng: bị đơn trở thành nguyên đơn, nguyên đơn trở thành bị đơn. Trường hợp nguyên đơn rút một phần yêu cầu thì Tòa án không ra quyết định đình chỉ riêng mà phải nhận xét trong phần Nhận định của Tòa án trong bản án và quyết định đình chỉ một phần yêu cầu trong phần Quyết định của bản án....” Nội dung chỉ dẫn tại khoản 2 Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 cũng sẽ liên quan, hữu ích khi áp dụng quy định Điều 5 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015

Sản phẩm khác

phap-luat-ve-cuong-che-thi-hanh-an-dan-su
-10%

Pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự

Giá Bìa: 284.000 đ Giá KM: 255.600 đ

Đặt hàng

Chỉ dẫn, tra cứu áp dụng Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015

Chỉ dẫn, tra cứu áp dụng Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015

Chỉ dẫn, tra cứu áp dụng Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015

Chỉ dẫn, tra cứu áp dụng Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015

Chỉ dẫn, tra cứu áp dụng Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
Chỉ dẫn, tra cứu áp dụng Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
facebook
zalo chat
no photo

Tên sản phẩm

Đơn giá: 0 đ

Mua ngay

Thành tiền: 0.000 đ

Nội dung mô tả sản phẩm